Kỹ thuật trồng chăm sóc hoa hồng

28 0 1,7 K
28 đánh giá

1. Kỹ thuật trồng giỏ hoa trong chậu hay xuống bồn

  • Chọn hướng nắng: nên chọn hướng nắng mặt trời chiếu buổi sáng hay nắng chiếu xuyên, do nhà phố ở đô thị thường bị che khuất thiếu ánh sáng mặt trời cây hoa hồng không đủ điều kiện ra hoa. Ở Sài Gòn do bị che khuất ánh sáng và thời tiết nắng nóng nên ta trồng hoa hồng thường không nở hoa.

Kỹ thuật trồng chăm sóc hoa hồng

  • Làm đất trước khi trồng: chọn đất hay giá thể tơi xốp, có độ thoát nước tốt, không để nước tưới bị ứ đọng làm hư bộ rễ, ưu tiên sử dụng phân hữu cơ đã hoai mục để lót dưới bầu cây trước khi trồng. Khi trồng tay trái giữ cây, tay phải lấp đất nhẹ vào xung quanh gốc, ấn nhẹ tay cho cây đứng, tránh làm đứt rễ cây, trồng xong t­ưới thật đẫm nước, cho cây ban đầu hút nước. Nhớ là ấn nhẹ tay thôi nhé! ấn mạnh có thể làm chèn ép bộ rễ của cây và dẫn đến đứt rễ nữa đó. Tùy vào kích thước bồn hay chậu mà chọn khoảng cách giỏ phù hợp đảm bảo lá cây nhận đầy đủ ánh sáng, tránh trồng quá gần nhau cây sẽ mọc lên cao do phải cạnh tranh ánh sáng.

Kỹ thuật trồng chăm sóc hoa hồng

  • Tưới cây bằng vòi phun nhẹ tưới đều vào buổi sáng, nếu vào các ngày nắng gắt nên tưới thêm cho cây không bị héo, lưu ý tưới lúc chiều mát nhưng không quá trể để nước không còn ướt lá và nụ hoa qua đêm dễ tạo môi trường cho sâu bệnh phát triển. Tưới vào trời nắng gắt sẽ làm cho cây héo đi. Nếu cây trồng hoa hồng vào chậu nên tưới ngày 2 lần.

2. Chăm sóc cây hoa hồng

Kỹ thuật trồng chăm sóc hoa hồng

3. Sâu bệnh hại

Cần tưới cho cây hoa hồng đủ nước để lá quang hợp, nếu để cây quá khô dễ xuất hiện nhện đỏ hút chích làm cây bị suy yếu dần. Lá cây bị nhợt màu và vàng lá, quăn queo rồi rụng đi. Đề nghị tưới bổ sung đủ nước và bón thêm phân bón lá bổng sung vitamin cho cây hoa hồng.

Trường hợp xuất hiện các chấm trắng gần ngọn hay dưới mặt lá đó là rệp sáp, dùng tay ngắt bỏ lá bị bám hay tiêu diệt các đốm trắng. Nếu diện tích trồng nhiều cần tư vấn nơi bán thuốc bảo vệ thực vật chon loại thuốc phù hợp không độc hại cho môi trường và sức khỏe con người.

  • Bệnh phấn trắng: Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, bệnh hại trên các lá non, các lá bánh tẻ và cổ bông, bệnh phát triển rất nhanh làm lá biến dạng, thân khô, nụ ít, hoa th­ường không nở thậm chí chết cây, có thể dùng thuốc Score 250 ND liều l­ợng 0,2 – 0,3 lít/ ha(nồng độ 10 ml/bình 8 lít) , Anvil 5SC liều l­ượng 1 lít/ ha
  • Bệnh đốm đen: Vết bệnh hình tròn, bất định, ở giữa màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Bệnh thư­ờng phá hoại trên lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở cả hai mặt lá, làm lá vàng, rụng hàng loạt. Thuốc phòng trừ bệnh là Daconil 500 SC 25 ml/bình 8 lít; Đồng ôxyclorua 30 BTN 70 g/bình 8 lít, Anvil 5SC 12 –15 ml/bình 8 lít.
  • Bệnh gỉ sắt: Vết bệnh dạng chấm nổi màu vàng da cam hoặc màu gỉ sắt, hình thành ở mặt d­ới lá, bệnh làm lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ, cây còi cọc, thuốc phòng trừ là Kocide 10 – 15 g/ bình 8 lít, Vimonyl 72 BTN 50 g/bình 8 lít, Daconil 500 SC 25 ml/bình 8 lít.

4. Cắt cành hoa hồng

  • Cắt hoa hồng vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát vì thời gian này cây còn nhiều nhựa, nhiều nước nên hoa lâu tàn, lâu héo.
  • Trước khi cắt nên tưới nước nhiều hơn mức bình thường để cây dự trữ một lượng nước cho hoa (vì sau khi cắt hoa hồng sẽ bốc hơi mất nước).
  • Chú ý, sau khi cắt xong phải cắm cây hoa hồng vào nước sạch, dấu cắt phải xéo (Xéo khoảng 45 độ) để nước dễ thấm vào thân cây.
  • Trước khi cắm vào bình phải cắt thêm một nhát nữa. Dùng dao bén mà cắt hoặc dùng kéo cắt cây, không được làm dập. Nếu dập thì độ thấm hút nước của cây yếu đi và cây nhanh tàn hơn.
  • Lúc cắt phải đếm từ dưới chỗ bánh tẻ lên (chỗ đầu cành) chừa 3 lá. Cắt chừa lại 3 lá. Nhánh hồng còn lại sẽ ra 3 chồi mới. Tỉa bớt 1 nhánh xấu đi. Còn lại 2 nhánh khỏe sau này sẽ cho 2 hoa rất to và đẹp. Cũng cần tỉa luôn những nhánh xấu, hư… sau 1 tháng hoặc 1 tháng rưỡi là có hoa để chưng trong nhà hoặc tặng cho người khác.

Nguồn: Sưu tầm

Bình luận