Cây hoa cúc bách nhật

1 0 1,2 K
10 đánh giá
Tên quốc tế:Gomphrena globosa L.
Xuất xứ:Việt Nam

Cây cúc bách nhật có tên gọi khác là bách nhật, nở ngày, bông nở ngày, thiên kim hồng, bách nhật hồng, thiên nhật hồng.

Họ: Rau dền (Amaranthaceae)
Tên nước ngoài: Glob amaranth, bachelor’s button (Anh).

Mẫu thu hái tại: Tp. Hồ Chí Minh ngày 12 tháng 05 năm 2010

Số hiệu mẫu: CBN 120510; được so giống với mẫu lưu ở Viện Sinh học nhiệt đới Tp. HCM

Cây hoa cúc bách nhật - Cây Cảnh Xã Hải SơnBột hoa cúc bách nhật có màu hồng lẫn vàng nâu, không mùi, vị hơi ngọt chát. Thành phần gồm: Mảnh lá bắc màu tím hồng, tế bào đa giác dài, vách hơi răng có nhiều lỗ thông. Lông che chở đa bào một dãy hơi cong gãy khúc. Mảnh lá đài, tế bào chữ nhật hơi uốn lượn. Mảnh ống nhị tế bào chữ nhật hoặc đa giác dài, vách có lỗ răng. Mảnh bao phấn màu vàng. Mảnh vỏ quả màu nâu nhạt, hơi nhăn, tế bào đa giác không đều. Hạt phấn màu vàng, hình cầu, có vân mạng, vách hơi có tia. Hạt tinh bột hình trứng hơi có cạnh, không rõ vân. Mảnh mạch vạch, mạch xoắn, mạch vòng.

Phân bố, sinh học và sinh thái:
Cây có nguồn gốc ở châu Mỹ, ở Việt Nam cây được trồng làm cảnh và một số mọc hoang do phát tán hạt. Cây sống một năm, ưa sáng, thích nghi với nhiều loại đất, ra hoa sau 2-2,5 tháng kể từ lúc mọc; mùa hoa: tháng 7-12.

Bộ phận dùng:
Hoa (Flos Gomphrenae) thường được gọi là Thiên nhật hồng, ngoài ra cành và lá cũng được dùng.

Thành phần hóa học:
Cụm hoa cúc bách nhật chứa 8 sắc tố màu tím cấu trúc betacyamin là các gomphrenin I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII. Ngoài ra Cúc bách nhật còn chứa amaranthin, isoamaranthin, celosianin, gomphrenol và hai saponin trong đó một chất đã được xác định là gomphrenosid.

Tác dụng dược lý – Công dụng:
Vị ngọt, hơi chát, tính bình, có tác dụng khử đàm, bình suyễn, tiêu viêm, chống ho.
Hoa hoặc toàn cây được dùng trong phạm vi nhân dân làm thuốc chữa hen phế quản, viêm khí phế quản cấp và mạn tính, ho, ho gà, ho ra máu, ho lao, đau mắt, đau đầu, sốt ở trẻ em, bụng trướng đau, đầy hơi, tiểu tiện khó. Dùng ngoài trị chấn thương bầm giập, bệnh ngoài da.

Bình luận